Bạn biết gì về nguyên tắc viết câu đối trong mẫu hoành phi câu đối đồng?

Mau hoanh phi cau doi dong vượt lên tất cả các chất liệu khác bởi độ bền và tính thẩm mỹ cao. Bất cứ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi những đường nét uốn lượn nhịp nhàng từ những hoa văn chạm trổ duyên dáng, cẩn thận. Không uổng công khi những tín đồ mê mẩn đồ thờ cúng bằng đồng săn lùng nó trong thời gian dài. Điểm cộng của hoành phi đồng không dừng lại ở đó, nguyên tắc viết câu đối trong mẫu hoành phi câu đối đồng đặc biệt cuốn hút hơn bao giờ hết.

Nội dung trên mẫu hoành phi có gì đặc biệt?

Nội dung hoành phi trên mẫu hoành phi câu đối bằng đồng thường theo 3 kiểu cơ bản là: chữ chân, chữ thảo, chữ triện. Hướng đến thông điệp có khi bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên và những người có công với đất nước. Thông thường chỉ có từ 3 – 4 chữ như: Vạn cổ anh linh (muôn thuở linh thiêng), lưu phúc lưu ân (lưu giữ mãi ơn đức), hộ quốc tí dân (bảo vệ nước, che chở dân)…Có khi lại mang nghĩa chúc tụng như: Tăng tài tiến lộc (được hưởng nhiều tài lộc), phúc lộc thọ thành (được cả phúc, lộc, thọ), gia môn khang khái (cửa nhà rạng rỡ yên vui)…Tất cả đều là những thông điệp đầy ý nghĩa được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay.

Nguyên tắc viết câu đối trong mẫu hoành phi câu đối đồng

Câu đối mang đầy ý nghĩa nhân văn, là nền tảng hướng đến của toàn bộ nội dung của mẫu hoành phi câu đối bằng đồng. Chính vì vậy, khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc nhất định. Thì đôi câu đối được gọi là cân chỉnh hay đối cân. Nguyên tắc viết câu đối trong mẫu hoành phi câu đối đồng như sau:

Nguyên tắc đối ý và đối chữ

  • Đối ý: Nghĩa là hai ý câu đối trong mẫu hoành phi câu đối đồng phải cân nhau, được đặt thành 2 câu sóng đôi nhau
  • Đối  chữ: Xét về 2 phương diện thanh và loại. Về thanh thì thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại. Về loại: Thực tự phải đối với thực tự, hư tự phải đối với hư tự, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ. Nếu vế đối bên này đặt chữ Nho thì vế đối bên kia cũng phải đặt chữ Nho…

Nguyên tắc viết vế câu đối

Một đôi câu đối trong mẫu hoành phi bằng đồng gồm 2 câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu là từ một người sáng tác thì gọi là vế trên và vế dưới. Còn nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối. Khi một câu đối do một người làm ra cả 2 vế thì chữ cuối vế trên câu bên phải là thanh trắc. Còn chữ cuối vế dưới câu bên trái phải là thanh bằng.

Nguyên tắc về số chữ và các thể câu đối

Số chữ câu đối trong mẫu hoành phi câu đối bằng đồng không nhất định. Theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể câu đối như sau:

  • Câu tiểu đối: Là những câu gồm 4 chữ trở xuống
  • Câu đối thơ: Là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thể thơ thất ngôn
  • Câu đối phú: Là những câu làm theo lối đặt câu của thể phú bao gồm: Lối câu song quan (là những câu từ 6 – 9 chữ được đặt thành 1 đoạn liền), lối câu cách cú (là những  câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn và một đoạn dài) và lối câu gối hạc hay hạc tất (là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên)

Nguyên tắc về luật bằng trắc

Câu tiểu đối vế phải thường là trắc – trắc – trắc, vế trái thường là bằng – bằng – bằng.

Có thể thấy, cách viết câu đối trong mẫu hoành phi câu đối đồng rất chặt chẽ, phải tuân theo quy luật nhất định. Có như vậy mới đảm bảo thể hiện trọn vẹn ý nghĩa của hoành phi.